Nghiên cứu thị trường (market research) được định nghĩa là quá trình đánh giá tính khả thi của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thông qua nghiên cứu được thực hiện trực tiếp với người tiêu dùng tiềm năng. Phương pháp này cho phép các tổ chức hoặc doanh nghiệp khám phá thị trường mục tiêu của họ, thu thập, ghi lại ý kiến và đưa ra các quyết định sáng suốt.
Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức công ty hoặc có thể được thuê ngoài bởi các cơ quan có chuyên môn, công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp.
Quá trình nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện thông qua việc triển khai các cuộc khảo sát, tương tác với một nhóm người còn được gọi là mẫu, thực hiện phỏng vấn và các quá trình khác.
Mục đích chính của việc thực hiện nghiên cứu thị trường là để hiểu hoặc xem xét thị trường liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Để quyết định và hiểu cách khách hàng mục tiêu sẽ phản ứng với một sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Thông tin thu được từ việc thực hiện nghiên cứu thị trường có thể được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoặc để xác định đâu là ưu tiên về tính năng hoặc yêu cầu dịch vụ (nếu có) của người tiêu dùng.
Ở phần trước bạn đã biết nghiên cứu thị trường là gì, tiếp theo cùng tìm hiểu các mục tiêu chính của marketing research. Một dự án nghiên cứu thị trường thường có thể có 3 loại mục tiêu khác nhau.
Việc thực hiện nghiên cứu thị trường là gì thường tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn lực. Doanh nghiệp nên tổ chức nghiên cứu thị trường vào 4 thời điểm quan trọng như sau:
Trước khi doanh nghiệp triển khai một dự án đầu tư hay liên doanh mới thì cần bỏ thời gian nghiên cứu tình hình thị trường, nhu cầu xã hội, các quy định và chính sách của pháp luật. Hơn thế nữa phải tìm hiểu về đối tác hoặc đối thủ cạnh tranh, các ưu và nhược điểm của họ, giá cả, chiến lược tiếp thị, phân phối của đối thủ. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn.
Trước khi chuẩn bị tham gia vào một thị trường mới, sẽ có nhiều khó khăn và điều mới mẻ cùng các rủi ro không lường trước đang chờ đợi doanh nghiệp. Do đó cần tìm hiểu, nắm bắt về tình hình kinh tế, nhu cầu thị trường, các quy định của pháp luật, các đối thủ và khách hàng mục tiêu. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các sai lầm không đáng có.
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường bạn cần phải hiểu được thị trường và khách hàng mục tiêu, biết được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải thiện sản phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt với các công ty sản xuất hoặc tung ra các sản phẩm hữu hình. Họ thường tổ chức các cuộc khảo sát thị trường với hình thức phỏng vấn nhóm (focus group) hoặc phỏng vấn cá nhân, sử dụng bảng câu hỏi, cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm sau đó khách hàng tiềm năng cho đánh giá, cảm nhận về sản phẩm. Tiếp theo, bộ phận nghiên cứu và phát triển sẽ liên tục cải tiến sản phẩm cho đến khi làm hài lòng khách hàng mục tiêu trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Điều này sẽ đảm bảo cơ hội thành công cho sản phẩm, dịch vụ trên thực tế.
Doanh nghiệp nên liên tục lên các kế hoạch nghiên cứu thị trường sau bất cứ giai đoạn nào ở các bước trên. Mục đích để làm thước đo, đánh giá các hiệu quả của những nỗ lực trong hoạt động bán hàng, tiếp thị của doanh nghiệp.
Nhiều công ty cũng sử dụng nghiên cứu thị trường để đánh giá sức khỏe thương hiệu, nhãn hàng. Ví dụ sau các chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu, họ sẽ khảo sát thị trường để xem bao nhiêu phần trăm khách hàng mục tiêu có nhận thức và biết hay nhớ về thương hiệu, đoạn quảng cáo của họ. Qua đó có thể đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu.
Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường để đánh giá hành vi của người tiêu dùng, mức độ bao phủ thị trường bằng cách khảo sát ngẫu nhiên số người đang biết hoặc bao nhiêu người được hỏi, có sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong cuộc sống hàng ngày.
Nghiên cứu thị trường cho phép hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về các giá trị của người tiêu dùng. Thông tin này hữu ích khi phát triển sản phẩm và tạo chiến lược tiếp thị.
Nghiên cứu thị trường cũng có thể tiết lộ ý kiến, quan điểm của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm. Biết được các điều này ta có thể đánh giá các yếu tố góp phần cách xây dựng chiến lược để tạo thành công cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là những lý do tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng và cần được xem xét trong bất kỳ doanh nghiệp nào:
Hai hạng mục chính của nghiên cứu thị trường là gì chính là nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp. Mọi phương pháp nghiên cứu thị trường đều thuộc một trong các loại đó. Cả nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp đều thực hiện cùng một mục đích, nhưng chúng khác nhau về cách thu thập thông tin. Sự khác biệt là:
Nghiên cứu thị trường sơ cấp là nghiên cứu ban đầu do bạn hoặc tổ chức mà bạn thuê thực hiện. Nó liên quan đến việc thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng để phục vụ nhu cầu hiện tại. Dữ liệu thu thập được có thể là dữ liệu định tính (dữ liệu phi số) hoặc dữ liệu định lượng (dữ liệu số hoặc thống kê).
Nghiên cứu thị trường sơ cấp có lợi thế là cụ thể hơn và thường được các công ty áp dụng để đáp ứng một nhu cầu khi chúng phát sinh.
Công ty có thể sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu thị trường thứ cấp như:
Hình thức nghiên cứu phổ biến là phỏng vấn và hỏi mọi người nhiều câu hỏi khác nhau và ghi lại câu trả lời của họ. Nó cần phải được lập kế hoạch, nguồn lực và phân tích mở rộng để sắp xếp và sử dụng dữ liệu của nghiên cứu thị trường sơ cấp.
Nghiên cứu thị trường thứ cấp là nghiên cứu đã được hoàn thành bởi một công ty hoặc tổ chức khác và có sẵn cho bạn sử dụng. Loại nghiên cứu này thường xuất hiện trên các tạp chí hoặc các nguồn trực tuyến có thể truy cập công khai. Ví dụ nhiều tạp chí, hay công ty nghiên cứu thị trường, hiệp hội thương mại có công bố các nghiên cứu và phân tích thị trường miễn phí. Nó dựa trên những câu hỏi mà người khác đã thực hiện khảo sát và bạn sẽ áp dụng các kết quả, thông số nghiên cứu đó cho riêng mình. Vì vậy, nghiên cứu thứ cấp có thể không phục vụ hoàn hảo nhu cầu nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, nó hữu ích nếu bạn có nguồn lực hạn chế để thực hiện nghiên cứu thị trường của riêng mình.